Hệ số biên lợi nhuận trước thuế - Pre-Tax Profit Margin
Hệ số biên lợi nhuận trước thuế phản ánh khoản thu nhập trước thuế (lợi nhuận trước thuế) của một doanh nghiệp so với doanh thu.
Hệ số biên lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu
Ví dụ: Nếu lợi nhuận trước thuế của một doanh nghiệp là 200 tỷ VNĐ và doanh thu là 1000 tỷ VNĐ thì:
Hệ số biên lợi nhuận ròng = 200 tỷ VNĐ/ 1000 tỷ VNĐ = 20%
Hệ số biên lợi nhuận trước thuế cũng như mức ổn định của nó giữa các ngành khác nhau là khác nhau. Mức ổn định của hệ số biên lợi nhuận trước cũng phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế. Thông
thường, các doanh nghiệp được quản lý tốt đạt được mức lợi nhuận trước thuế
tương đối cao hơn vì các doanh nghiệp này quản lý các nguồn vốn của
mình có hiệu quả hơn. Hệ số biên lợi nhuận trước thuế được nhiều nhà phân tích tài chính ưa chuộng hơn hệ số biên lợi nhuận sau thuế ( hệ số biên lợi nhuận ròng) vì hệ số biên lợi nhuận trước thuế thể hiện khả năng sinh lời thực tế hơn mà không gặp phải rắc rối vì các loại thuế. Hệ số biên lợi nhuận trước thuế bị giảm thông thường do mức tăng lợi nhuận trước thuế thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu.
Nguyên nhân là sự tăng trưởng doanh thu quá thấp so với mức tăng chi
phí (bao gồm chi phí mua hàng bán và chi phí quản lý). Để cải thiện
tình hình này, doanh nghiệp cần quan tâm tới các biện pháp hạ thấp chi
phí, và tìm cách tăng doanh thu. Xét
từ góc độ nhà đầu tư, một doanh nghiệp sẽ ở vào tình trạng thuận lợi
nếu có hệ số biên lợi nhuận trước thuế cao hơn hệ số biên lợi nhuận trước thuế
trung bình của ngành và, nếu có thể, có hệ số biên lợi nhuận trước thuế liên tục tăng. Ngoài ra, một doanh nghiệp càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả - ở bất kỳ doanh số nào - thì hệ số biên lợi nhuận trước thuế của nó càng cao.
|
|
Duyệt các danh mục Investopedia
|
|
|
|