Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên lãi vay:
Trông đó Lãi trước thuế và lãi vay cũng như Lãi vay là của năm cuối hoặc là tổng của 4 quý gần nhất.
Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng. Rõ ràng, khả năng thanh toán lãi vay càng
cao thì khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình
càng lớn.
Ví dù: Doanh nghiệp có Lãi trước thuế và lãi vay là 80 tỷ VNĐ và chi phí tiền nợ lãi hàng năm là 30 tỷ VNĐ thì:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = 80 tỷ VNĐ / 30 tỷ VNĐ = 2,67
Nói cách khác, thu nhập của doanh nghiệp cao gấp 2,7 lần chi phí trả lãi.
Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong
hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty
phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi
ro này được hạn chế bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để
thanh toán lãi. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu
hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng
thanh toán cho các chủ nợ của mình.
Chỉ riêng hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì chưa đủ để đánh giá một
công ty vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác
như trả tiền nợ gốc, chi phí tiền thuê, và chi phí cổ tức ưu đãi.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay còn được gọi là hệ số thu nhập trả lãi định kỳ và còn có tên tiếng Anh là Times interest earned Ratio