Chế độ bản vị vàng - Gold Standard System
Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà pháp luật quy định dùng vàng để đúc tiền vàng. Trong quá trình phát triển, chế độ này tiến triển dưới hình thức của 3 chế độ khác nhau: bản vị tiền vàng, bản vị vàng thỏi và bản vị hối đoái vàng.
Trong chế độ tiền tệ Bản vị vàng, tiền dù ở
dưới hình thức nào (đúc bằng vàng, in trên giấy, tiền điện tử, ...),
thì người sở hữu tiền vẫn luôn có một quyền quan trọng: yêu cầu người
phát hành tiền đổi tiền thành vàng theo tỉ lệ đã cam kết.
Lịch sử phát triển
Tính chất không ổn định của chế độ hai bản vị đã kìm hãm sự phát triển nhanh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản chưa có đủ điều kiện khách quan để thực hiện một chế độ bản vị đơn vàng, vì lượng vàng khai thác ra chưa thể đáp ứng yêu cầu lưu thông tiền tệ bằng vàng, do đó, phải đúc tiền bạc để đưa vào lưu thông.
Mãi tới thế kỷ 18 sang thế kỷ 19, do công nghiệp khai thác vàng phát triển, các nước mới có đủ điều kiện chuyển từ chế độ hai bản vị sang chế độ bản vị vàng. Anh là nước có nền kinh tế và thương mại phát triển nhất lúc bầy giờ, là nước đầu tiên thực hiện chế độ bản vị vàng, spng cũng phải trải qua một hời kỳ chuyển tiếp lâu dài từ 1717 đến 1821. Pháp lệnh của nhà nước Anh công bố thực hiện chế độ bản vị vàng vào năm 1816 nhưng mãi tới năm 1821 mới được thi hành.
Tương tự như chế độ Bản vị Vàng, còn có chế độ Bản vị Bạc, một đơn vị tiền tệ được đảm
bảo bằng khả năng qui đổi tương đương với một hàm lượng bạc nhất định.
Vào năm 1930, Ngân hàng Đông Dương phát hành đồng bạc giấy với tỉ lệ
qui đổi: cứ 100 đồng bạc bằng bạc thật thì ngân hàng được phát hành 300
đồng bạc giấy.
Đến ngày 31/5/1930, một sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương qui định mỗi
đồng bạc Đông Dương có mệnh giá tương đương 655 mg vàng. Lúc này, đồng
bạc Đông Dương được chuyển sang chế độ bản vị Vàng. Vì khi đó, đồng
Franc của Pháp cũng theo bản vị Vàng, 1 franc Pháp = 65,5mg Vàng nên tỷ
giá đồng bạc Đông Dương/Franc Pháp là 1/10.
|