Tỷ lệ tăng trưởng tài sản cho biết mức tăng trưởng tài sản tương
đối (tính theo phần trăm) qua các thời kỳ. Tỷ
lệ này âm đồng nghĩa với tăng trưởng âm. Trường hợp tài sản của một trong số các kỳ trước kỳ hiện tại bằng không thì tỷ lệ
tăng trưởng tài sản là không xác định. Công thức tính tỷ lệ tăng
trưởng tài sản như sau:
Trong đó TS
0 là tài sản của kỳ hiện tại. TS
i là tài sản của i kỳ trước. Một kỳ có thể là 4 quý gần nhất, 1 năm gần nhất, 3 năm gần nhất hoặc 5 năm gần nhất. Tùy theo nhu cầu có thể sử dụng tổng tài sản, tài sản lưu động, tài sản dài hạn, hoặc tài sản cố định để tính tỷ lệ tăng trưởng của các loại tài sản khác nhau.
Tăng trưởng tài sản không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp làm ăn tốt. Khi phân tích tỷ lệ tăng trưởng tài sản chúng ta cần lưu ý tới nhiều yếu tố khác nhau: Mục đích tăng trưởng tài sản, loại tài sản nào có tăng trưởng, vốn tài trợ lấy từ nguồn nào, ...
Nếu một doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận chưa chia để tái đầu tư, thì việc tăng trưởng tài sản thường mang ý nghĩa doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất và việc tăng trưởng tài sản thường là một dấu hiệu tốt.
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chủ yếu là vốn vay thì chúng ta lại cần thận trọng. Vì vốn vay sẽ phải trả cả lãi lẫn gốc, nên việc sử dụng vốn vay để đầu tư mang theo nhièu rủi ro, và quyết định đầu tư sai lầm có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bị thua lỗ nặng nề hoặc phá sản. Ví dụ một doanh nghiệp kinh doanh máy tính vay tiền ngân hàng để mua 1 lô hàng lớn với hi vọng bán kiếm lời, nhưng ngay sau khi hàng về, thì các nhà sản xuất máy tính lại cho ra xê ri mới có tính năng vượt trội và giá cả hợp lý. Lô hàng mà doanh nghiệp kinh doanh máy tính nói trên hiển nhiên sẽ rất khó tiêu thụ với giá cũ và doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ nặng nề.
Mối quan tâm đối với tỷ lệ tăng trưởng tài sản giữa các ngành khác nhau rất khác nhau, chẳng hạn với ngành ngân hàng thì tăng trưởng tài sản là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu (bên cạnh tăng trưởng tín dụng), nhưng điều này lại không đúng với các ngành khác.