Friday, April 26, 2024 4:46:35 PM - Markets open
VN-INDEX 1,209.52 +4.55/+0.38%
HNX-INDEX 226.82 -0.75/-0.33%
UPCOM-INDEX 88.76 +0.43/+0.49%
Nhật Bản gấp rút tìm cách giảm phụ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc
Người đồng hành - 8/19/2020 8:15:03 AM
 (0 ratings. You must sign in to rate.)
Nhật Bản đang tăng cường nguồn dự trữ đất hiếm chiến lược và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước mua cổ phần tại các cơ sở khai thác ở nước ngoài, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất đất hiếm, trong bối cảnh chính phủ nước này muốn giảm phụ thuộc vào Trung Quốc đối với vật liệu quan trọng này. 
 
Đất hiếm được xem là "vitamin của nền công nghiệp hiện đại" vì đây là thành phần không thể thiếu trong sản xuất các loại thiết bị và linh kiện trong công nghệ thông tin, y khoa, giao thông, hóa lọc dầu, luyện kim, quân sự và nhiều lĩnh vực khác.

Nhật Bản đang gấp rút tìm cách giảm phụ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc. Ảnh: AP
 
Gấp rút giảm phụ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc
 
Theo các nhà phân tích, Tokyo từ lâu đã quan ngại về khả năng căng thẳng ngoại giao với Bắc Kinh có thể dẫn đến lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm từ Trung quốc sang Nhật. Vài tháng gần đây, những gián đoạn trong nguồn cung đất hiếm do đại dịch Covid-19 càng khiến chính phủ Nhật Bản gấp rút tìm nguồn cung mới nhằm đảm bảo nguyên liệu đầu vào quan trọng cho hàng loạt công ty trong tương lai. Nhu cầu đất hiếm được dự báo sẽ tăng mạnh do nhu cầu xe điện và hàng loạt công nghệ thế hệ mới khác trên thế giới tăng. Trong khi đó, chính phủ Nhật đặt mục tiêu là quốc gia dẫn đầu trong các lĩnh vực này. 
 
Vào tháng 3, Nhật Bản công bố kế hoạch giảm phụ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc và đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu này. Hiện tại, Trung Quốc đang chiếm tới 58% nhập khẩu đất hiếm của Nhật. Nước này hiện phục thuộc vào nguồn cung nhập khẩu với 34 loại đất hiếm gồm terbium, europium, yttrium và lithium. Theo kế hoạch mới được công bố, kho dự trữ chiến lược hầu hết các khoáng sản này của Nhật sẽ được tăng từ mức đủ dùng cho 60 ngày tiêu thụ lên 180 ngày. 
 
Theo kế hoạch này, các doanh nghiệp muốn mua lại cơ sở khai khoáng hoặc tự xây dựng cơ sở khai khoáng sẽ được bảo lãnh nợ thông qua Tổng công ty quốc gia dầu khí và kim loại Nhật Bản của chính phủ. Các doanh nghiệp này cũng được hỗ trợ để đầu tư vào hoạt động khai khoáng ở nước ngoài. 
 
Bên cạnh đó, chính phủ Nhật cũng đang đầu tư mạnh vào tìm kiếm các mỏ đất hiếm ngoài khơi. Cuối năm 2018, các nhà khoa học tại Đại học Tokyo và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển-Trái đất Nhật Bản tuyên bố phát hiện một khu vực đáy biển nằm cách Tokyo 2.000 km về phía Nam có chứa hàng triệu tấn đất hiếm. Dù đây là phát hiện đáng mừng đối với Nhật Bản, nhưng việc chiết xuất đất hiếm là vô cùng tốn kém với công nghệ hiện tại. Dù Nhật Bản đang nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề, nhưng nước này được dự báo sẽ tiếp tục phải phụ thuộc vào đất hiếm nhập khẩu trong vài năm tới. 
 
Đất hiếm - Công cụ ngoại giao của Trung Quốc? 
 
Yoichi Shimada, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học tỉnh Fukui, cho biết những sự kiện gần đây cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng xuất khẩu làm công cụ ngoại giao. 

Suốt nhiều thập kỷ qua, ngành khai thác đất hiếm bị thống trị gần như hoàn toàn bởi Trung Quốc. Ảnh: Reuters
 
“Khi dịch Covid-19 bùng phát, khẩu trang trở nên khan hiếm tại Nhật và một trong những nguyên nhân là Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu mặt hàng này, kể cả với khẩu trang do các công ty Nhật tại Trung Quốc sản xuất”, ông Shimada cho biết. “Tôi tin rằng công chúng Nhật Bản biết rõ điều này và họ hoàn toàn ủng hộ lập trường của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm đảm bảo tất cả các loại nguyên liệu chiến lược trong nước. Mỹ cũng đang có động thái tương tự khi đẩy mạnh dự trữ với các nguyên liệu này”. 
 
Theo South China Morning Post, có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã dùng đất hiếm như một “vũ khí” trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Dữ liệu hải quan cho thấy trong tháng 5/2019, xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 16% so với tháng trước đó xuống còn 3.640 tấn. Các nhà phân tích nhận định việc này có liên quan tới các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ. Hiện Mỹ là nước nhập khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới với 59% đến từ Trung quốc.
 
“Phụ thuộc vào Trung Quốc là điều tương đối nhạy cảm đối với Nhật Bản. Hiện tại nguồn cung đất hiếm của Nhật đang bị gián đoạn do dịch bệnh, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới các ngành công nghiệp trong nước”, giáo sư Ivan Tselichtchev của Đại học Quản lý Niigata nhận định. “Những năm gần đây, Nhật Bản đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cung thay thế nhằm giảm phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, việc này cần có thời gian”. 
 
“Chúng ta đã chứng kiến Trung Quốc dùng xuất khẩu như một công cụ ngoại giao nhằm gây áp lực lên các quốc gia khác", giáo sư Tselichtchev chỉ ra. “Có thể không đề cập trực tiếp nhưng Trung Quốc sẽ viện nhiều lý do cho việc hạn chế nhập khẩu như ‘thực trang ngành’ hay cần dùng cho nền kinh tế nội địa”. 
 
Ông Tselichtchev cho biết, năm 2010, Trung Quốc từng hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật sau va chạm của một tàu đánh cá Trung Quốc với tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật gần các hòn đảo đang xảy ra tranh chấp giữa hai nước ở biển Hoa Đông. 
 
Suốt nhiều thập kỷ qua, ngành khai thác đất hiếm bị thống trị gần như hoàn toàn bởi Trung Quốc. Nước này chiếm tới 63% sản lượng và 37% trữ lượng đất hiếm toàn cầu. 
 
Newer News
09/12 Measures needed to help SMEs tap ASEAN market: seminar
24/08 Upstream oil businesses profit from higher rents and limited supplies
06/03 Taxing second homes must be studied carefully: experts
21/09 Central banks set to hit peak rates at faster pace
23/03 Policymakers fear high inflation and unemployment
17/03 Current global inflation a worrisome situation
26/01 ASEAN+3 economic prospects positive in 2022
30/12 Cryptocurrency continues to be attractive investment channel next year
Older News
13/08 Biden, Harris vow to 'rebuild' America post-Trump
05/01 Game-changing strategy for smart manufacturers
25/11 G7 wrestles with Iran, Amazon fires and trade, but own unity shaky
01/08 US Fed cuts key interest rate to 'insure' against global uncertainties
13/06 World Bank offers new credit to develop urban centres
27/05 Trump becomes first foreign leader to meet Japan's new emperor
23/05 Prime Minister arrives in Russia, beginning official visit
13/05 US-China trade talks resume, Trump says deal still 'possible'
09/05 As trade truce collapses, US, China scramble to revive a deal
03/05 US oil embargo will see Venezuela turn to China, Russia for salvation
 
Newsletter Signup
Top Stories
Businesses concerned about rising exchange rate pressure
Gold bar auction to be resumed after 11 years of suspension
PM Chính requires strengthened gold market management
Bank shareholders to receive high dividends, stock bonuses
Shares sustain gains on strong investor confidence
Market Update
Last updated at 3:05:00 PM
VN-INDEX 1,209.52 +4.55/+0.38%
Real-time chart
Top 5 Actives
Top 5 Gainers
Top 5 Losers
My Favorite Quotes
Company Research
Type in the symbol above for thorough background information, key statistics and financial information.
Stock Sectors
We continuously improve our services, here are the latest updates...
Portfolio
Allow you to monitor a customised group of securities. You can set up multiple Portfolios to help you better manage your investments.
Trigger Alerts
Get up-to-date alerts delivered directly to your email address.
Stock Screener
Allow you to filter the market and find exactly what sort of company you are looking for.
Live Terminal
Get instant access to FREE REAL-TIME streaming quotes for hundreds of stocks from HOSE, HNX and UPCOM exchanges.