Friday, March 29, 2024 1:13:35 AM - Markets open
VN-INDEX 1,290.18 +7.09/+0.55%
HNX-INDEX 243.92 +1.07/+0.44%
UPCOM-INDEX 91.48 +0.30/+0.33%
Thị trường chứng khoán: 20 năm một chặng đường
Thời báo kinh doanh - 7/20/2020 10:09:18 AM
 (0 ratings. You must sign in to rate.)
Để xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam như ngày hôm nay, một trong những nhiệm vụ hàng đầu mà cơ quan quản lý xác định là xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý cho TTCK, tạo cơ sở để vận hành và phát triển thị trường.
 
Khác với nhiều nước trên thế giới, khi TTCK được hình thành và đi vào hoạt động một thời gian thì sau đó cơ quan quản lý thị trường mới xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động trên thị trường. Ở Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước được thành lập và xây dựng cơ chế chính sách cho TTCK trước khi thị trường chính thức đi vào hoạt động.
 
Vạn sự khởi đầu nan
 
Trong thời gian đầu, do chưa có thực tiễn trong hoạt động chứng khoán khung pháp lý cho TTCK Việt Nam được xây dựng chỉ trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước và kết hợp với hệ thống pháp luật hiện hành của Nhànước.
 
Các văn bản pháp lý này đã bước đầu tạo khung khổ pháp lý cho việc khai trương và đi vào vận hành TTCK ở Việt Nam từ tháng 7/2000 với sự ra đời của Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Sau một thời gian đi vào hoạt động, thị trường bắt đầu bộc lộ những bất cập mà khung khổ pháp lý cũ không thể giải quyết được khiến sự bứt phá bị kìm hãm.
 
Do vậy, trên cơ sở kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn quản lý hoạt động của thị trường, ngày 28/11/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2003/NĐ-CP thay thế Nghị định số 48/1998/NĐ-CP. Nghị định số 144/2003/NĐ-CP cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo khung pháp lý tương đối đồng bộ về các hoạt động trên thị trường như phát hành, niêm yết, kinh doanh, giao dịch, công bố thông tin, xử lý vi phạm...
 
Tuy nhiên, trước yêu cầu của thị trường đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK, đồng thời để tạo được lòng tin cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài, thu hút được dòng vốn tạo đà phát triển cho thị trường, khắc phục mâu thuẫn, xung đột giữa các văn bản pháp luật có liên quan Luật chứng khoán đầu tiên đã ra đời có hiệu lực từ 1/7/2007.
 
Sau hơn 4 năm thực hiện, TTCK đã có những phát triển đáng ghi nhận góp phần thúc đẩy, hoàn thiện nền kinh tế thị trường trở thành kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp, quá trình cổ phần hoá trở nên thuận lợi và minh bạch hơn...
 
Mặc dù đạt được những kết quả đáng kể, nhưng do TTCK Việt Nam vẫn còn đang trong quá trình hình thành và phát triển, có nhiều yếu tố mới phát sinh chưa được Luật Chứng khoán điều chỉnh như phát hành chứng khoán riêng lẻ, phát triển một số loại chứng khoán mới... Bên cạnh đó, quá trình triển khai thực hiện Luật đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, chưa thực sự phù hợp với thực tế cần sửa đổi, bổ sung như quy định về công bố thông tin, nghiệp vụ của tổ chức kinh doanh chứng khoán, hành vi vi phạm và xử lý vi phạm.... Để khắc phục những hạn chế này, đồng thời dần đưa TTCK Việt Nam hội nhập sâu rộng với các nước, ngày 24/11/2010, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2011.
 
Nhờ những nỗ lực của các cơ quan chức năng mà TTCK ngày càng trở thành kênh thu hút vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế; giảm khoảng cách chênh lệch giữa kênh tín dụng ngân hàng với kênh thị trường vốn, nhằm tăng cường vốn đầu tư xã hội.
 
Nếu như năm 2006, TTCK chỉ có khoảng 200 công ty niêm yết với giá trị vốn hóa khoảng 221.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 22,7% GDP năm 2006), thì đến cuối năm 2019 đã có 1.662 công ty niêm yết và đăng ký giao dịch với giá trị vốn hóa thị trường đạt khoảng 4,384 triệu tỷ đồng (tương đương 72,6% GDP năm 2019). Giá trị huy động vốn của doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp năm 2019 đạt đạt 102.800 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cả năm 2018. Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 36,6 tỷ USD (tương đương 847.033 tỷ đồng).
 
Mục tiêu tương lai
 
Nhìn chung bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hoạt động của TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như : chất lượng các công ty niêm yết, chất lượng các công ty chứng khoán còn thấp, tham gia TTCK chủ yếu vẫn là nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư có tổ chức (các quỹ đầu tư) còn chưa nhiều; việc thực hiện công bố thông tin, quản trị công ty theo thông lệ tốt qua 10 năm thực thi Luật đã có sự tiến bộ đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một TTCK phát triển...
 
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại, hạn chế này là khung khổ pháp lý về chứng khoán và TTCK chưa hoàn thiện. Nội dung một số điều khoản của Luật còn chưa rõ ràng, cụ thể, dẫn đến cách hiểu khác nhau, thậm chí không còn hợp lý gây khó khăn trong áp dụng.
 
Đặc biệt, một số quy định của Luật Chứng khoán năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2010 đã không còn thống nhất, đồng bộ với quy định liên quan tại các văn bản quy phạm pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung như: Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo…
 
Theo đó, ngày 26/11/2019, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021, thay thế Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 và Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Luật gồm 10 chương, 135 điều với những sửa đổi, bổ sung mang tính toàn diện, cơ bản.
 
Luật đã cụ thể hoá các nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tài chính, UBCKNN bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng. Với các quy định mới, UBCKNN đã có đầy đủ thẩm quyền để quản lý, giám sát toàn diện hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; đảm bảo tính độc lập trong hoạt động quản lý, điều hành, xử lý các vấn đề của thị trường; phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Tổ chức quốc tế các Uỷ ban Chứng khoán.
 
Ngoài ra, các quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng, điều kiện để trở thành một công ty đại chúng, cơ cấu cổ đông... cũng được tách bạch rõ ràng và quy định chặt chẽ hơn. Đồng thời, tiếp tục tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán theo mô hình tập trung tại SGDCK Việt Nam và công ty con.
 
Đối với các hành vi vi phạm trên thị trường,  hành vi thao túng giá cổ phiếu, giao dịch nội bộ, mức phạt tiền đối đa là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 5 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân; đối với các hành vi vi phạm khác, mức phạt tiền tối đa là 3 tỷ đồng đối với tổ chức và 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân...
 
Cùng với đó, quy định về tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam, công bố thông tin, các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn TTCK cũng có nhiều quy định sửa đổi, bổ sung, theo hướng khắc phục một số hạn chế phát sinh thực tiễn, phù hợp hơn với bối cảnh mới của thị trường và tiệm cận gần hơn với thông lệ tốt của quốc tế.
 
Nhìn chung, việc đạt được các tiêu chuẩn về tuân thủ, nâng cao tính minh bạch là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp thị trường Việt Nam có các bước tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới, đặc biệt sau khi Việt Nam được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
 
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, với các chính sách hiện tại, Việt Nam đang được hưởng lợi từ việc là một thị trường cận biên được ưa thích
 
Newer News
23/03 Shares sustain gains on strong investor confidence
20/03 Vietnamese securities companies race to boost capital amid high market demand
19/03 Large-caps pressured as increased profit-taking drives share decline
18/03 Market likely to be affected by Fed's meeting this week
18/03 Investors show strong interest in dividends at annual shareholders' meetings
15/03 VN-Index corrects, liquidity stays high
14/03 Stock Market Upgrade Journey: overcoming hurdles and reaching new heights
13/03 Market rebounds from cautious sentiment
12/03 Losses in bank stocks weigh on market sentiment
12/03 ETFs continue to see strong outflows of foreign capital
Older News
18/07 Shares drop further on low liquidity
15/07 New regulations about corporate bond issuance
13/07 Stocks to struggle on mixed Q2 earnings report releases
12/07 Rallies end as profit-taking weighs on large-caps
07/07 VN stocks advance as securities, banking and aviation industries rise
07/07 Corporate bond market to boom in second half
02/07 VN-Index rebounds, propped up by PMI data and interest cuts
01/07 VN stocks fall for sixth straight day
30/06 Shares plummet on GDP growth record low and surges in COVID-19 fatalities
29/06 July to be a hard month for Vietnamese shares
 
Newsletter Signup
Top Stories
Shares sustain gains on strong investor confidence
Banks given advantages to CASA ratio
Man owes bank nearly VNĐ9 billion in credit card's interest after 11 years
VN-Index corrects, liquidity stays high
Stock Market Upgrade Journey: overcoming hurdles and reaching new heights
Market Update
Last updated at 3:05:00 PM
VN-INDEX 1,290.18 +7.09/+0.55%
Real-time chart
Top 5 Actives
Top 5 Gainers
Top 5 Losers
My Favorite Quotes
Your most recently viewed tickers will automatically show up here if you type a ticker in the Get Quotes box on the top of the page.
Company Research
Type in the symbol above for thorough background information, key statistics and financial information.
Stock Sectors
We continuously improve our services, here are the latest updates...
Portfolio
Allow you to monitor a customised group of securities. You can set up multiple Portfolios to help you better manage your investments.
Trigger Alerts
Get up-to-date alerts delivered directly to your email address.
Stock Screener
Allow you to filter the market and find exactly what sort of company you are looking for.
Live Terminal
Get instant access to FREE REAL-TIME streaming quotes for hundreds of stocks from HOSE, HNX and UPCOM exchanges.