Wednesday, April 24, 2024 10:39:10 PM - Markets open
VN-INDEX 1,205.61 +28.21/+2.40%
HNX-INDEX 227.87 +5.24/+2.35%
UPCOM-INDEX 88.37 +0.86/+0.98%
Khối nội hay ngoại dẫn dắt 'cuộc chơi' tự động hóa?
Thời báo kinh doanh - 5/6/2020 9:37:14 AM
 (0 ratings. You must sign in to rate.)
Báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2019) phân tích xu hướng tự động hóa trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, dựa trên mẫu điều tra gồm 8.773 doanh nghiệp dân doanh và 1.583 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
 
Doanh nghiệp nội tự động hóa 10%, FDI 10,6%
 
Kết quả PCI 2019 cho thấy hầu hết doanh nghiệp, cả dân doanh và FDI đều đang sử dụng một hình thức tự động hóa nào đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Khoảng 67% doanh nghiệp (tính gộp) đã thực hiện tự động hóa một phần công việc trong 3 năm qua, trong khi 75% doanh nghiệp có dự định sẽ tự động hóa các công việc mới trong 3 năm tới. Tuy nhiên, với các câu hỏi sâu hơn về mức độ tự động hóa công việc hiện tại và dự kiến, các câu trả lời của doanh nghiệp cho thấy tỷ lệ công việc áp dụng tự động hóa ở mức độ vừa phải.

Tỷ lệ tự động hóa giữa khối nội và khối ngoại
 
Cụ thể, doanh nghiệp dân doanh cho biết đã thực hiện tự động hóa khoảng 10% công việc của doanh nghiệp và dự định tự động hóa hơn 25% công việc hiện tại do con người thực hiện trong 3 năm tới.
 
Mức độ tự động hóa ở các doanh nghiệp FDI nhỉnh hơn đôi chút; hiện tại, doanh nghiệp FDI tự động hóa 10,6% công việc và dự kiến sẽ tự động hóa 28% công việc trong tương lai.
 
Đối với doanh nghiệp FDI, sản xuất chế tạo là ngành dẫn đầu về tỷ lệ tự động hóa. Các doanh nghiệp FDI trong ngành sản xuất thiết bị điện, sản xuất đồ nội thất, sản xuất máy tính và sản phẩm điện tử, chế biến thực phẩm là các ngành có tỷ lệ tự động hóa cao nhất trong 3 năm qua, với khoảng gần 15% công việc của doanh nghiệp đã được tự động hóa. Trong khi đó, doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc, sản xuất đồ da, xây dựng mới áp dụng tự động hóa chưa đến 5% công việc. Có lẽ 3 ngành này vẫn đang có lợi thế chi phí từ lao động giá rẻ, thiếu kỹ năng ở Việt Nam.
 
Trở lại nhóm doanh nghiệp dân doanh, có thể thấy tỷ lệ trung bình của công việc được tự động hóa cao hơn đôi chút ở các nhóm ngành sản xuất chế tạo. Riêng ở ngành sản xuất chế biến hóa chất, tỷ lệ tự động hóa là 20%, ở ngành sản xuất sản phẩm điện tử là 15%. Đối với các doanh nghiệp dân doanh, các nhóm ngành sản xuất chế biến chế tạo cũng là các ngành có tỷ lệ tự động hóa cao nhất.
 
Đáng chú ý, báo cáo PCI 2019 chỉ ra có một vài ngành nghề nổi trội hơn hẳn các ngành nghề còn lại về tỷ lệ tự động hóa, dù ở nhóm doanh nghiệp dân doanh hay doanh nghiệp FDI. Đó là các ngành sản xuất chế biến hóa chất, sản xuất thiết bị điện, máy tính và thiết bị điện tử và sản xuất chế biến kim loại cơ bản. Điều này chỉ ra rằng các doanh nghiệp dân doanh trong nước có lẽ đã bắt kịp các doanh nghiệp FDI, một tín hiệu tốt về khả năng hội nhập hiệu quả vào các chuỗi cung toàn cầu của doanh nghiệp dân doanh Việt Nam do áp dụng các công nghệ tương tự với các doanh nghiệp FDI vào hoạt động sản xuất hiện tại. Một điểm nữa là, doanh nghiệp dân doanh trong nước đã có sự chuẩn bị cho việc tăng năng suất để cạnh tranh hiệu quả với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường nội địa và quốc tế.
 
Điều đáng chú ý, lý do lựa chọn tự động hóa của doanh nghiệp dân doanh trong nước và doanh nghiệp FDI rất giống nhau. Câu trả lời được doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất là “giảm chi phí”. Hơn 50% doanh nghiệp FDI lựa chọn lý do này, so với 45% doanh nghiệp dân doanh trong nước.
 
Lý do phổ biến thứ hai và thứ ba, với cả hai nhóm doanh nghiệp, là “tiếp cận thị trường” (31% doanh nghiệp FDI và 26% doanh nghiệp dân doanh trong nước) và “tham gia chuỗi cung ứng” (30% doanh nghiệp FDI và 23% doanh nghiệp dân doanh trong nước). Các lựa chọn của 2 nhóm doanh nghiệp là khá tương đồng bởi đều có liên quan đến việc doanh nghiệp thay đổi phương thức hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua ở nước ngoài.
 
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi?
 
Từ những phân tích trên cho thấy, mặc dù tỷ lệ tự động hóa của khối ngoại có cao hơn một chút so với khối nội nhưng các chuyên gia cho rằng "cuộc chơi" này vẫn còn nhiều "đất diễn", nhất là khi "người dẫn dắt cuộc chơi" chỉ được quyết định trong giai đoạn hậu Covid-19.
 
Lý giải điều này, Ts. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá báo cáo PCI năm nay đã lựa chọn chủ đề "Tự động hoá và chuyển đối số trong doanh nghiệp - cơ hội và thách thức đối với vấn đề lao động và việc làm ở nước ta". Trong bối cảnh thời Covid-19, việc đặt vấn đề nghiên cứu chủ đề này là dễ hiểu, bởi đây là vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất.
 
Cùng với việc nâng cao kỹ năng của người lao động để tránh chịu tác động tiêu cực khi doanh nghiệp đẩy mạnh quá trình tự động hóa, ông Lộc cho rằng cần có một chương trình quốc gia về đào tạo doanh nhân để nâng cấp, quốc tế hoá và số hoá doanh nghiệp, đặc biệt là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo định hướng phát triển có trách nhiệm và bền vững phải là một yếu tố cấu thành quan trọng bậc nhất của chương trình quốc gia tái khởi động và phục hồi nền kinh tế.
 
Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: "Phục hồi không phải trở lại ngày hôm qua và tái khởi động không phải là vẫn làm theo cách cũ. Thế giới sau đại dịch sẽ khác với thế giới của ngày hôm nay. Các dòng chảy thương mại và đầu tư quốc tế đang đảo chiều, các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được định hình lại một cách tin cậy hơn và bền vững hơn. Các doanh nghiệp sẽ phải kinh doanh sáng tạo và có trách nhiệm hơn".
 
Theo đó, ông Lộc cho rằng Việt Nam đang ở trong thời cơ vàng để tái khởi động, để phục hồi khi chúng ta là một trong số ít những nền kinh tế đã sớm kiềm chế được dịch bệnh để mở cửa nền kinh tế. Sự chuyển dịch các chuỗi cung ứng toàn cầu đang đem đến cho chúng ta như vận hội mới. Doanh nghiệp Việt cần nắm bắt điều này.
 
Trong khi đó, Gs. Edmund Malesky, Đại học Duke (Mỹ) khuyến nghị Chính phủ cần cải thiện lĩnh vực đào tạo dạy nghề bằng cách tham khảo ý kiến doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng trước khi xây dựng chương trình đào tạo. Điều này sẽ giúp cải thiện khả năng được tuyển dụng của người lao động để bắt kịp với xu hướng tự động hoá.
 
Đặc biệt, đào tạo về kinh doanh và quản lý có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hậu Covid-19. Khi các doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh và lao động trở lại với thị trường lao động, họ cần có những kỹ năng cần thiết để đưa Việt Nam vào một kỷ nguyên mới.
 
Newer News
15:16 VN's economy forecast to grow by 5.5 per cent in 2024
15:14 EVN seeks PM's solutions for solving challenges in PPA negotiations
15:13 Standard Chartered revised down Việt Nam’s 2024 GDP growth forecast to 6%
15:12 Vietnamese PM outlines three key breakthroughs for ASEAN's path to digital excellence
19/04 VN's exports $25.77 billion to the US in Q1
17/04 Vietnamese airlines boost capacity amid holiday rush despite aircraft shortage
16/04 Private sector contributes 45% of GDP
12/04 Việt Nam’s growth projected at 6% in 2024 with policy adjustment: AMRO
12/04 Public investment projects: big push for construction materials sector
10/04 Việt Nam's exports to India maintain growth momentum
Older News
29/04 PM allows rice export resumption from May 1
26/04 Digital economy expected to add 30% to GDP by 2030
26/04 Digital economy to be pillar of future society
24/04 Standard Chartered lowers Việt Nam’s 2020 growth forecast to 3.3%
19/04 COVID-19 yet to affect HCM City office space market
18/04 Travel industry demands coronavirus support
18/04 FDI enterprises preparing for life after pandemic
15/04 Vietnam eyes GDP growth of 7 percent in next five years
12/04 Tea exports fall in Q1 due to COVID-19
08/04 Tra fish exports to US, China rise in March
 
Newsletter Signup
Top Stories
Businesses concerned about rising exchange rate pressure
Gold bar auction to be resumed after 11 years of suspension
PM Chính requires strengthened gold market management
Bank shareholders to receive high dividends, stock bonuses
Shares sustain gains on strong investor confidence
Market Update
Last updated at 3:05:00 PM
VN-INDEX 1,205.61 +28.21/+2.40%
Real-time chart
Top 5 Actives
Top 5 Gainers
Top 5 Losers
My Favorite Quotes
Company Research
Type in the symbol above for thorough background information, key statistics and financial information.
Stock Sectors
We continuously improve our services, here are the latest updates...
Portfolio
Allow you to monitor a customised group of securities. You can set up multiple Portfolios to help you better manage your investments.
Trigger Alerts
Get up-to-date alerts delivered directly to your email address.
Stock Screener
Allow you to filter the market and find exactly what sort of company you are looking for.
Live Terminal
Get instant access to FREE REAL-TIME streaming quotes for hundreds of stocks from HOSE, HNX and UPCOM exchanges.