Thursday, April 25, 2024 1:05:32 PM - Markets open
VN-INDEX 1,202.26 -3.35/-0.28%
HNX-INDEX 226.05 -1.82/-0.80%
UPCOM-INDEX 88.04 -0.33/-0.37%
Xuất khẩu tôm khó đạt mục tiêu 4,2 tỷ USD năm 2019
Người đồng hành - 11/27/2019 4:03:20 PM
 (0 ratings. You must sign in to rate.)
Tháng 10, xuất khẩu tôm tiếp tục giảm 0,8%, ghi nhận tốc độ giảm chậm hơn so với tháng trước. Như vậy, xuất khẩu đã giảm ở hầu hết tháng của năm 2019, duy nhất tăng trong tháng 7.
 
Tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này theo đó đạt 2,8 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Xuất khẩu cả năm 2019 được dự báo đạt khoảng 3,4 tỷ USD, giảm 4% so với năm 2018.

 
Nguồn số liệu: VASEP. 
 
Xuất khẩu sang EU giảm 2 con số
 
Tháng 10, xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU), thị trường tiêu thụ lớn nhất của tôm Việt tiếp tục giảm 11,6%. Kết quả, xuất khẩu sang thị trường này giảm 19,9% trong 10 tháng đầu năm nay và 580,8 triệu USD. Trong 3 thị trường nhập khẩu chính tôm Việt Nam thuộc khối EU, bán hàng sang Anh và Hà Lan giảm 2 con số.
 
Chia sẻ tại một hội thảo thuộc khuôn khổ Hội chợ Vietfish 2019 vào cuối tháng 8, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch CTCP Thực phẩm Sao Ta nhận định EU là thị trường rộng lớn với tôm Việt nhưng chưa mở cửa, nên doanh nghiệp buộc phải thay đổi mình để đáp ứng các tiêu chuẩn như truy xuất nguồn gốc, quy định về mật độ nuôi, cách thu hoạch…
 
Theo ông Lực, EU có nhu cầu cao về tôm đông rời mà đây vốn là thế mạnh của doanh nghiệp Việt. “Doanh nghiệp nên tận dụng thế mạnh là chế biến hàng cao cấp có mức thuế cao như tôm luộc. Với sản phẩm này, đối thủ bị áp thuế cao là 20% trong khi hàng Việt Nam được hưởng thuế GSP là 7%, đồng thời giá thành nhập khẩu có sự chênh lệch lớn”.
 
Tuy nhiên, xuất khẩu sang EU trong những tháng cuối năm được dự báo chưa thể phục hồi.
 
Xuất khẩu sang Mỹ được dự báo tăng 5% trong quý IV
 
Tháng 10, xuất khẩu sang Mỹ phục hồi 4,8% sau khi giảm trong tháng trước. Tính chung 10 tháng đầu năm nay, bán hàng sang thị trường này đạt 548,2 triệu USD, vẫn tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ có xu hướng tăng nhập tôm chân trắng của Việt Nam, với tổng giá trị xuất khẩu hàng sống/tươi/đông lạnh tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái trong 9 tháng đầu năm.
 
Nhu cầu mua tôm Việt của Mỹ tích cực hơn trong bối cảnh tồn kho trong nước và nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc giảm. Hơn nữa, kết quả khả quan về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ trong đợt rà soát hành chính lần thứ 13 cũng là động lực để các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đẩy mạnh bán hàng sang thị trường này.
 
Tôm Việt được cho là hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Hồ Quốc Lực, Mỹ là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn là thuận lợi. Bởi, thuế chống bán phá giá vẫn kéo dài và thương chiến diễn biến khó lường khiến hàng Việt Nam bị vạ lây. Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP), yêu cầu khai báo và lưu giữ hồ sơ đối với hàng thủy sản nhập khẩu cũng đang gây khó cho doanh nghiệp vì việc nuôi tôm biến động thường xuyên.
 
VASEP dự kiến xuất khẩu tôm sang Mỹ dự kiến tăng khoảng 5% trong quý cuối năm nay. 

 
Nguồn số liệu: VASEP.
 
Cảnh báo xuất khẩu tôm sang Trung Quốc
 
Tháng 10, xuất khẩu sang Trung Quốc ghi nhận mức tăng tốt nhất trong số 6 thị trường tiêu thụ tôm chính của Việt Nam, đạt 20,4%. Tính chung 10 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này đạt 438,6 triệu USD, tăng 8,7%.
 
Xuất khẩu sang Trung Quốc từ nay đến cuối năm được dự báo vẫn tăng do nhu cầu tiêu thụ tôm của nước này vẫn cao nhằm phục vụ Tết nguyên đán.
 
Tuy nhiên, VASEP lưu ý Trung Quốc nói riêng và các nước vừa nuôi tôm vừa nhập khẩu tôm nói chung có xu hướng thắt chặt kiểm tra dịch bệnh trong sản phẩm nhập khẩu để đảm bảo cho sản xuất trong nước. Ví dụ, trong tháng 9, Trung Quốc đưa ra lệnh cấm nhập khẩu tôm từ 5 công ty xuất khẩu tôm lớn của Ecuador do lo ngại dịch bệnh có thể lây lan vào nước này. Lệnh cấm này được cho là sẽ kéo giảm nhập khẩu tôm Ecuador của Trung Quốc, từ đó tạo cơ hội cho Việt Nam tăng bán hàng sang thị trường này.
 
VASEP cho rằng cơ hội này không kéo dài mãi vì thời hạn của lệnh cấm còn tùy thuộc vào các yếu tố như chính trị, quan hệ ngoại giao, thương mại giữa 2 nước. Nếu đổ xô xuất khẩu vào thị trường này, doanh nghiệp Việt có thể bị thụ động khi tình huống thay đổi, dẫn đến bị ép giá, hạ giá... Theo hiệp hội, Ấn Độ và một số nước cung cấp tôm khác cho Trung Quốc cũng có thể lâm vào tình huống tương tự.
 
Thanh Long
 

Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Older News
02/10 Energy efficiency important as VN power needs grow with economy: conference
10/06 Vietnam’s watch market worth about 750 million USD per year
21/04 Fuel price hikes create pressure but CPI under control
 
Newsletter Signup
Top Stories
Businesses concerned about rising exchange rate pressure
Gold bar auction to be resumed after 11 years of suspension
PM Chính requires strengthened gold market management
Bank shareholders to receive high dividends, stock bonuses
Shares sustain gains on strong investor confidence
Market Update
Last updated at 1:04:59 PM
VN-INDEX 1,202.26 -3.35/-0.28%
Real-time chart
Top 5 Actives
Top 5 Gainers
Top 5 Losers
My Favorite Quotes
Company Research
Type in the symbol above for thorough background information, key statistics and financial information.
Stock Sectors
We continuously improve our services, here are the latest updates...
Portfolio
Allow you to monitor a customised group of securities. You can set up multiple Portfolios to help you better manage your investments.
Trigger Alerts
Get up-to-date alerts delivered directly to your email address.
Stock Screener
Allow you to filter the market and find exactly what sort of company you are looking for.
Live Terminal
Get instant access to FREE REAL-TIME streaming quotes for hundreds of stocks from HOSE, HNX and UPCOM exchanges.